MÃ-THUẬT

 

 

II.
Mã-Thuật Võ-Trận

 

 Phần I

 

Giáo-Trình


2 - Thiết-Bị Yên-Cương

 

 

 

 

 

 

       Việc học-tập về Mã-Thuật Võ-Trận đòi hỏi sự thiết-bị Yên-Cương phù-hợp với việc sử-dụng Binh-Khí trong Thập-Bát Ban Võ Nghệ.

       Ngạn-ngữ :  « Người tốt vì Lụa, Ngựa tốt vì Yên » càng thêm đậm-đà ý nghĩa trong Mã-Thuật Võ-Trận, vì Chiến-Mã cần có Yên-Trận và Mã-Lạc để thi-triển ngoài sa-trường. Thủa xưa, Phẩm-Tước càng cao thì Yên-Cương của Chiến-Mã càng huy-hoàng lộng-lẫy.

 

       A - Thành-Phần Yên-Trận ( 鞍 陣 ) :

       Yên Ngựa ( Mã-Yên  馬 鞍 ) của « Võ-Trận », gọi là « Yên-Trận » ( 鞍 陣 ) gồm có 14 thành-phần sau đây :

       01. « Bàn-Tọa » ( 盤 座 ), tức là chổ kị-sĩ ngồi lên Mã-Yên, có khi được phủ lên bằng gấm thêu bọc yên gọi là « Yên-Cân » ( 鞍 巾 ) hay « Thế » ( 屜 ) ;

       02.« Tiền-Kiều »  ( 前 橋), còn được gọi là « Tiền-Luân » ( 前 輪 ), đó là phần trước của yên nằm phía bâu-kiều và để che hạ-bàng kị-sĩ ;

       03. « Hậu-Kiều »  ( 後  橋), ngày xưa gọi là « Hậu-Luân » ( 後 輪 ), đó là phần sau của yên để che mông kị-sĩ và cũng dùng làm điểm tựa đặng cọng-hưởng sức mạnh lúc giao-phong ;

       04. « Vỹ-Đại » ( 尾 袋 ), đó là « cái Đẫy, bọc bao-che đuôi ngựa » khỏi quấn vào lưỡi SIêu, Mâu, Kích..., khi vũ-lộng ;

       05. « Hung-Huyền » ( 胸 懸 ), còn được gọi vắn-tắt là « Ưởng » ( 鞅 ), đó là Đai Yên buộc vòng vào ức ngựa đặng giữ cho Yên khỏi bị thúc lui ra phía sau lúc phi lên dốc, hoặc lúc gạt đỡ những đòn đánh chém quá mạnh của đối-phương từ phía trước ;

       06. « Hậu-Thu »  ( 後  鞦 ), còn được gọi tắt là « Thu » ( 鞦 ), nhưng ngày xưa gọi là « Khào-Hệ » (尻 繋 ), ngày nay gọi là « Dây Thắng-Đái » : đó là Đai Yên buộc vào gốc đuôi ngựa đặng giữ cho Yên khỏi bị thúc tuột ra phía trước lúc phi xuống dốc, hoặc lúc gạt đỡ những đòn đánh chém quá mạnh-bạo của đối-phương từ phía sau ;

      07. « Chướng-Nê » ( 障 泥 ), tức là phần che hai bên hông sườn ngựa, vẫn còn được gọi một cách phi-lý là « Hộ-Lạc » ( 護 絡 ) ;

       08. « Phúc-Đai » ( 腹 帶 ), còn được gọi là « Đỗ-Đai » ( 肚 帶 ), tức là Đai Bụng ngựa dùng để buộc Yên ;

       08. « Đặng Đai Huyền » ( 鐙 帶 縣 ), tức là cái Chốt để cài Giây treo Bàn Đạp (Chân Đâng) ;

       10. « Mã-Đặng Bì-Đai  » (馬 鐙 皮 帶 ), gọi theo tiếng Nôm là « Giây Chân Đâng », người Nhật gọi là « Chikaragawa - Lực-Cách 力 革 », tức là Giây treo Bàn Đạp (Chân Đâng) ;

       11. « Mã-Đặng » ( 馬 鐙 ), gọi theo tiếng Nôm là « Đâng » hoặc « Chân Đâng », tức là Bàn Đạp ở Yên ngựa ;

       12. « Thiết-Phó » ( 切 付 ), còn được gọi là « Trảm-Phó » ( 斬 付), tức là Đệm Lót dưới Yên ngựa ;

       13. « Cơ-Phó » ( 肌 付 ), còn được gọi là « Mã-Nhục » ( 馬 褥 ), tức là Tấm Thảm lót trên lưng ngựa.

     14. « Hậu-Thu Võng » ( 後 鞦 網 ), tức là Tấm Lưới (Võng) đặt trùm lên mông & đùi ngựa và buộc liền với Hậu-Thu và Hậu-Kiều cùng hai tấm Chướng-Nê ở hai bên hông & sườn ngựa.

Yên Trận hiện-đại trang-bi những Khoen thau
đặng có thể đeo thêm các loại Binh-khí Trung-Cổ
ngoài viêc đeo Túi đựng Tên và Túi đựng Cung.

Yên Trận thời Triều Nhà Nguyễn

(Việt-Nam - Đầu Thế-Kỷ 20)

 

Yên-Trận cho Chiến-Mã thiết-bị Hậu-Thu-Võng - 後 鞦.

 

Huấn-luyện chiến-mã « Thần-Phong »
diễn-tập với Hậu-Thu-Võng - 後 鞦 網 nơi Thao-Trường mới của V.T.Đ.V.

 

 

       B - Thành-Phần Mã-Lạc ( 馬 絡 ) :

       Mã-Lạc gồm có 7 thành-phần sau đây :

       01. « Lập-Văn » ( 立 聞 ), tức là phần gồm các Đai kết nối với các phần còn lại của Mã-Lạc là « Mã-Bí » (馬 轡 ), « Mã-Hàm » ( 馬 銜 ), « Lung-Đầu » ( 籠 頭 ), « Diện-Huyền » ( 面 懸 ), và « Cương-Thằng » ( 綱  繩 ) ;

       02. « Mã-Bí » (馬 轡 ), tức là phần Đai khớp mõm ngựa ;

       03. « Mã-Hàm » ( 馬 銜 ), còn được gọi tắt là « Hàm » ( 銜 ), tức là giàm sắt để tra « Cương-Thằng » ( 綱  繩 ) ;

       04. « Mã-Đề » ( 馬 題 ), tức là phần Đai của Mã-Lặc kháp phía trước Trán ngựa ;

       05. « Lung-Đầu » ( 籠 頭 ), ngày xưa gọi là « Thủ-Huyền » ( 面 繋), hay là Mã-Trụ (馬 紂), tức là phần Đai của Mã-Lạc kháp phía sau hai tai ngựa ;

       06. « Diện-Huyền » ( 面 懸 ), còn được gọi là « Diện-Hệ » ( 面 繫), tức là phần Đai của Mã-Lạc kháp yết-hầu ngựa ;

       07. « Cương-Thằng » ( 綱  繩 ), ngày nay gọi theo tiếng Nôm là « Giây Cương », ngày xưa thì gọi là « Thủ-Cương » (手 綱), tức là phần dùng để tra vào « Mã-Hàm » ( 馬 銜 ) đặng điều-khiển ngựa.

 

Mã-Lạc - 馬 絡.

 

Mã-Lạc Thời Hiện-Đại.

 

Mã-Lạc Thời Nhà Tần
Trung-Hoa - 221~207 TCN

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE


Trịnh Quang Thắng.

 

 

 

 

 

      1 – Lựa-Chọn Chiến-Mã

      2 – Thiết-Bị Yên-Cương

      3 Thao-Luyện Mã-Thuật

      4 Thao-Luyện Sử-Dụng Binh-Khí Cổ-Truyền trên Ngựa

 


Thư Mục :

 

       « Dictionnaire Annamite-Français » của J.F.M. GENIBREL, Ấn-bản1898.

       « Dictionnaire Vietnamien-Chinois-Français » của Eugène GOUINẤn-bản1957.

       « Việt-Nam Tự Điển » của Ban Văn-Học Hội Khai-Trí Tiến-Đức Khởi-Thảo, Ấn-bản 1931.


       « Vân Ðài Loại-Ngữ » của Lê-Quí-Ðôn, 1773.

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.